Em thân mến,
Hôm nay ở Nha Trang khai mạc năm Đức Tin em ạ, và giữ lời hứa với em, chị nghĩ có lẽ cần chia sẻ đôi chút suy nghĩ của mình về đức tin của một người Công giáo và việc sống đức tin trong xã hội hiện nay.
Như hôm trước chị em mình nói chuyện, lúc nhỏ, tụi mình tới nhà thờ vì sợ ba má, không đi lễ thì ba má la, đi lễ thì phải nghiêm trang vì sợ mấy cha, mấy thầy, mấy sơ... Lớn hơn một chút thì ham chơi, bắt đầu kiếm chuyện trốn lễ, bỏ học giáo lý, bớt đi sinh hoạt, nhưng vẫn còn sợ bị nhận xét là người Công giáo mà sống không tốt nên vẫn cố giữ mình. Rồi già dần đi, có nhận thức, biết suy xét vấn đề bằng suy nghĩ riêng thì mỗi người tìm cách giữ và sống đạo cho riêng mình. Đức tin lúc này không còn là nỗi sợ bị người lớn xét nét la mắng nữa, nó trở thành một thứ vũ khí bí mật nâng đỡ cuộc sống của chúng ta theo cách riêng, và thực sự chị nghĩ, một khi còn có đức tin chúng ta sống tốt hơn, có trách nhiệm, tin cậy và phó thác hơn em ạ.
Em thân mến,
Hôm nay trong bài giảng, Đức Cha chủ tế chia sẻ rằng, năm đức tin, hy vọng mỗi người chúng ta sống trọn vẹn hơn ý nghĩa của năm thánh bằng việc thể hiện đức bác ái - nguồn gốc làm nên sự khác biệt của mỗi tín hữu với cộng đồng. Niềm tin được xây dựng trong tình bác ái sẽ giúp cải thiện cuộc sống này theo hướng tốt đẹp nhất.
Chị nghĩ là chị cũng đồng ý như vậy, đương nhiên trong khuôn khổ một bài giảng, Đức Cha không thể chia sẻ nhiều, nhưng việc nhắc đến Đức Hồng Y F.X Nguyễn Văn Thuận ngay từ đầu bài giảng khiến chị nhớ tới việc chúng ta đồng ý với nhau rằng: sống đức tin ở thời đại này cần lắm sự vâng phục, phó thác và tận hiến.
Làm sao sống đức tin trong thời đại của chúng ta?
Đức tin làm cho con người trở nên khác biệt, và tùy theo ơn gọi của đức tin mà mỗi người chọn lấy cho mình con đường sống riêng em ạ.
Chính bởi điều này, mà hôm trước, khi bàn về Giáo hội Việt Nam, chúng ta - những người trẻ đã thốt lên rằng - còn rất nhiều điều phải làm để nuôi dưỡng đức tin của người trẻ Công giáo, và trách nhiệm này không của riêng ai.
Còn nhớ lời một bạn trẻ đã chia sẻ với chị: "Nhiều người chê trách Hội đồng Giám mục Việt Nam thiếu can đảm, thỏa hiệp để được tin, nhưng chính họ quên rằng, chúng ta có một Hội đồng Giám mục khác với Trung Quốc, và nên nhìn điều đó để thấy rộng hơn nỗ lực của những người khác".
Chị đã từng nghĩ về việc này và cũng buộc phải thừa nhận rằng, sống và giữ được đức tin cùng với ước muốn duy trì tinh thần công bằng - bác ái - yêu thương ở xã hội này là quá khó. Và chị nghĩ rằng, một khi Thiên Chúa mời gọi chúng ta sống đức tin để làm chứng nhân, Người đã trao ban thêm cho chúng ta thần trí sự sáng để biết lựa chọn và phân biệt đường đi.
Cái chúng ta cần đó là sự bình tĩnh và lắng nghe, cũng như cần có sự giao lưu tương tác nâng đỡ tinh thần trong các sinh hoạt với nhau để có thêm kiến thức và thông tin để tự bảo vệ mình, bảo vệ những người xung quanh.
Đã có người nói rằng: "đừng biến Công giáo thành lực lượng chính trị đối lập" bởi khát khao được hòa mình vào sự thật trên tinh thần Kitô giáo. Điều này cần có thời gian để suy xét trước bối cảnh của giáo hội Việt Nam, trước những gì đã xảy ra trong xã hội hiện nay, bởi chúng ta đến và sống trong thế giới này, không phải để minh chứng rằng Chúa mạnh hơn Phật, hay Công giáo có ảnh hưởng hơn Phật giáo và các tôn giáo khác. Mà sự hiện diện của chúng ta ở thế giới này để chứng tỏ rằng vì yêu thương, con người có thể làm tất cả.Chỉ có những kẻ không biết thế nào là yêu thương, chia sẻ mới gieo rắc sự nghi kỵ và hận thù khắp nơi để duy trì sức mạnh độc tôn của mình em ạ.
Điều cuối cùng chị muốn chia sẻ với em rằng: Đức Tin - không phải do ai ban phát hay hướng dẫn, mỗi người Công giáo sẽ sống và hành động vì đức tin của mình vào lẽ công bằng - sự bác ái - tình yêu thương vì sự tiến bộ của xã hội.
"Tôi biết tôi tin vào ai" - chủ điểm của năm Đức Tin 2012 - 2013 nhắc chúng ta nhớ rằng: bản thân mình phải biết rõ mình đặt niềm tin ở đâu, và sống thế nào cho xứng đáng với nó em nhé!
Hôm nay ở Nha Trang khai mạc năm Đức Tin em ạ, và giữ lời hứa với em, chị nghĩ có lẽ cần chia sẻ đôi chút suy nghĩ của mình về đức tin của một người Công giáo và việc sống đức tin trong xã hội hiện nay.
Như hôm trước chị em mình nói chuyện, lúc nhỏ, tụi mình tới nhà thờ vì sợ ba má, không đi lễ thì ba má la, đi lễ thì phải nghiêm trang vì sợ mấy cha, mấy thầy, mấy sơ... Lớn hơn một chút thì ham chơi, bắt đầu kiếm chuyện trốn lễ, bỏ học giáo lý, bớt đi sinh hoạt, nhưng vẫn còn sợ bị nhận xét là người Công giáo mà sống không tốt nên vẫn cố giữ mình. Rồi già dần đi, có nhận thức, biết suy xét vấn đề bằng suy nghĩ riêng thì mỗi người tìm cách giữ và sống đạo cho riêng mình. Đức tin lúc này không còn là nỗi sợ bị người lớn xét nét la mắng nữa, nó trở thành một thứ vũ khí bí mật nâng đỡ cuộc sống của chúng ta theo cách riêng, và thực sự chị nghĩ, một khi còn có đức tin chúng ta sống tốt hơn, có trách nhiệm, tin cậy và phó thác hơn em ạ.
Em thân mến,
Hôm nay trong bài giảng, Đức Cha chủ tế chia sẻ rằng, năm đức tin, hy vọng mỗi người chúng ta sống trọn vẹn hơn ý nghĩa của năm thánh bằng việc thể hiện đức bác ái - nguồn gốc làm nên sự khác biệt của mỗi tín hữu với cộng đồng. Niềm tin được xây dựng trong tình bác ái sẽ giúp cải thiện cuộc sống này theo hướng tốt đẹp nhất.
Chị nghĩ là chị cũng đồng ý như vậy, đương nhiên trong khuôn khổ một bài giảng, Đức Cha không thể chia sẻ nhiều, nhưng việc nhắc đến Đức Hồng Y F.X Nguyễn Văn Thuận ngay từ đầu bài giảng khiến chị nhớ tới việc chúng ta đồng ý với nhau rằng: sống đức tin ở thời đại này cần lắm sự vâng phục, phó thác và tận hiến.
Làm sao sống đức tin trong thời đại của chúng ta?
Đức tin làm cho con người trở nên khác biệt, và tùy theo ơn gọi của đức tin mà mỗi người chọn lấy cho mình con đường sống riêng em ạ.
Chính bởi điều này, mà hôm trước, khi bàn về Giáo hội Việt Nam, chúng ta - những người trẻ đã thốt lên rằng - còn rất nhiều điều phải làm để nuôi dưỡng đức tin của người trẻ Công giáo, và trách nhiệm này không của riêng ai.
Còn nhớ lời một bạn trẻ đã chia sẻ với chị: "Nhiều người chê trách Hội đồng Giám mục Việt Nam thiếu can đảm, thỏa hiệp để được tin, nhưng chính họ quên rằng, chúng ta có một Hội đồng Giám mục khác với Trung Quốc, và nên nhìn điều đó để thấy rộng hơn nỗ lực của những người khác".
Chị đã từng nghĩ về việc này và cũng buộc phải thừa nhận rằng, sống và giữ được đức tin cùng với ước muốn duy trì tinh thần công bằng - bác ái - yêu thương ở xã hội này là quá khó. Và chị nghĩ rằng, một khi Thiên Chúa mời gọi chúng ta sống đức tin để làm chứng nhân, Người đã trao ban thêm cho chúng ta thần trí sự sáng để biết lựa chọn và phân biệt đường đi.
Cái chúng ta cần đó là sự bình tĩnh và lắng nghe, cũng như cần có sự giao lưu tương tác nâng đỡ tinh thần trong các sinh hoạt với nhau để có thêm kiến thức và thông tin để tự bảo vệ mình, bảo vệ những người xung quanh.
Đã có người nói rằng: "đừng biến Công giáo thành lực lượng chính trị đối lập" bởi khát khao được hòa mình vào sự thật trên tinh thần Kitô giáo. Điều này cần có thời gian để suy xét trước bối cảnh của giáo hội Việt Nam, trước những gì đã xảy ra trong xã hội hiện nay, bởi chúng ta đến và sống trong thế giới này, không phải để minh chứng rằng Chúa mạnh hơn Phật, hay Công giáo có ảnh hưởng hơn Phật giáo và các tôn giáo khác. Mà sự hiện diện của chúng ta ở thế giới này để chứng tỏ rằng vì yêu thương, con người có thể làm tất cả.Chỉ có những kẻ không biết thế nào là yêu thương, chia sẻ mới gieo rắc sự nghi kỵ và hận thù khắp nơi để duy trì sức mạnh độc tôn của mình em ạ.
Điều cuối cùng chị muốn chia sẻ với em rằng: Đức Tin - không phải do ai ban phát hay hướng dẫn, mỗi người Công giáo sẽ sống và hành động vì đức tin của mình vào lẽ công bằng - sự bác ái - tình yêu thương vì sự tiến bộ của xã hội.
"Tôi biết tôi tin vào ai" - chủ điểm của năm Đức Tin 2012 - 2013 nhắc chúng ta nhớ rằng: bản thân mình phải biết rõ mình đặt niềm tin ở đâu, và sống thế nào cho xứng đáng với nó em nhé!
Vâng, người công giáo cần thực hiện đúng và tốt 3 nhân đức quan trọng là TIN, CẬY và MẾN.
ReplyDeleteTại sao giáo hội lại chọn đức tin làm tâm điểm cho năm nay? Giáo hội muốn mời gọi chúng ta đừng xa rời Chúa mà luôn tin vào Đấng là TÌNH YÊU. Người ta thường suy nghĩ tình yêu dưới khía cạnh trần tục nghĩa là có tình yêu thì sẽ có hạnh phúc (bù đắp lại). Thế nhưng tình yêu theo ý của Thiên Chúa thì ngược lại. Yêu là phải cho đi, dẫu rằng cho chính cuộc đời mình như chính Chúa Giêsu đã từng làm để dậy chúng ta.
Nhìn những người Mẹ, người Cha đã sẵn sàng hy sinh cả sức lực của mình để làm việc kiếm tiền nuôi sống cả gia đình, đó há chẳng phải là TÌNH YÊU hay sao? Những người Thầy, người Cô vẫn phải bươn chải với cuộc sống để tồn tại nhưng vẫn cố gắng làm hết sức mình để dậy dỗ học sinh của mình có được tri thức, có được tình người trong giai đoạn xã hội đầy nhiễu nhương hiện nay, đó phải chăng không xứng đáng để gọi là TÌNH YÊU? Rồi đến những người chấp nhận trao tự do của mình cho chính quyền để đòi hỏi tự do cho cả một dân tộc (bao gồm những người thân và không quen biết) dù biết rằng chính tự do (và cả sinh mạng) của mình sẽ dễ dàng bị tước đoạt một cách dã man và bỉ ổi, hỏi rằng đó có xứng đáng để gọi lên là TÌNH YÊU hay không?
Vâng, người Công Giáo phải TIN thì mới biết được thế nào là TÌNH YÊU của Chúa Kitô. Phải TIN để mới thực thi được 2 giới luật quan trọng nhất của Ngài là KÍNH (MẾN) CHÚA và YÊU NGƯỜI. Và khi lòng TIN đã có thì chắc chắc 2 nhân đức còn lại sẽ dễ dàng tràn ngập trong mỗi chúng ta, những người Kitô hữu!
Xin chia xẻ với Mẹ Nấm.
Hi there colleagues, how is all, and what you wish for to say about this article, in my view
ReplyDeleteits in fact remarkable designed for me.
My web page :: oven repair Tampa (www.youtube.com)