Mạng người - mạng chó ?

Trong suy nghĩ của nhiều người Việt Nam thì tội trộm cắp (ăn trộm) thường gây hậu quả ít hơn hơn tội cướp giật (ăn cướp) và vì thế kẻ ăn trộm khi bị người dân bắt giữ được giao cho cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật rất ít khi bị tước đoạt mạng sống.
Vụ việc vừa mới xảy ra tại xóm 3, xã Tân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An khi hai kẻ trộm chó chuyên nghiệp trên địa bàn vừa bắt được một con chó thì bị người dân phát hiện, truy đuổi rồi đánh chết một đối tượng, đánh trọng thương đối tượng còn lại (kể cả lúc đó đang có mặt trưởng công an xã đang đứng bảo vệ hiện trường) khiến tôi lại phải một lần nữa đặt ra câu hỏi:
Phải chăng một bộ phận người dân đã không còn niềm tin vào lực lượng thi hành và bảo vệ pháp luật nữa?
Người miền Bắc, Việt Nam có thói quen ăn thịt chó quanh năm suốt tháng. Nắm bắt được thói quen này nên nhiều người đã chọn nghề trộm chó (hay nói một cách khác theo ngôn ngữ của báo chí là cẩu tặc) để kiếm sống, bởi lợi nhuận mà nó mang về không phải là nhỏ. Điều này đã khiến cuộc sống của nhiều người dân ở vùng nông thôn bị xáo trộn, và gây ra bức xúc không nhỏ cho những gia đinh bị mất đi con vật nuôi thân thiết hàng ngày.
Giải quyết tình trạng này thế nào là trách nhiệm của bộ phận công an xã, nơi đại diện cho sự hiện diện của lực lượng thừa hành pháp luật.
Theo lời ông Lưu Xuân Hùng – Trưởng công an xã Tân Thành: cách đây hơn 2 tháng, cũng chính hai đối tượng ăn trộm bị truy đuổi và đánh đập kể trên đã được gọi lên công an để làm việc nhưng tuyệt nhiên hai đối tượng này ngoan cố chống đối và trốn tránh. Quá bức xúc người dân đã sang tận nhà hai đối tượng này để đánh dằn mặt nhưng cả hai đã bỏ trốn. (1)
Cho đến khi vụ việc xảy ra thì lực lượng công an xã đành thúc thủ đứng nhìn, bởi không thể kiểm soát được sự phẫn nộ của đám đông.
Mặc dù pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về việc xử phạt đối với những trường hợp trộm cắp tài sản của người khác mà thiệt hại không lớn hơn 2 triệu đồng thì chỉ bị xử phạt hành chính.
Nhưng nếu lực lượng công an xã được đào tạo căn bản và làm hết trách nhiệm trong công việc của mình thì vụ việc lấy làm thí dụ trên đây đã đáp ứng đầy đủ những yếu tố cấu thành tội phạm bởi hành vi có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp và được lặp đi lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến việc ra các quyết định ngăn chặn, xử phạt nghiêm minh hơn đối với hai đối tượng vi phạm và răn đe các đối tượng khác.
Tuy nhiên thực tế không diễn ra như vậy, điều này nói lên điều gì?
Phải chăng việc bổ nhiệm các chức danh Trưởng, Phó công an xã ở cấp cơ sở không được chặt chẽ dẫn tới “có nơi có bí thư đoàn xã, chủ nhiệm hợp tác xã hay thậm chí có nơi, một anh kế toán xã… không hề có chuyên môn, nghiệp vụ gì về lĩnh vực pháp luật, an ninh trật tự… cũng được điều sang làm Trưởng, Phó công an xã - Thượng tá, Nhà giáo ưu tú Bùi Quang Vũ (Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân I).
Cũng chính thượng tá Vũ đã cảnh báo “nếu không được đào tạo, bồi dưỡng đến nơi đến chốn thì nguy cơ công an xã mắc sai phạm trong công tác là rất cao”. (2)
Lời cảnh báo đã thành sự thực khi nghiệp vụ của một bộ phận các cán bộ trong ngành công an rất kém, dẫn đến nhiều vụ việc đáng tiếc đã xảy ra.
Một mạng người không đổi được một mạng chó kể trên là một thí dụ.
Mọi người dân dù sống ở thành thị hay nông thôn thì đều có quyền được bảo vệ và bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật hiện hành.
Không thể đổ lỗi cho tình trạng “làm bậy” hay thiếu trách nhiệm trong xử lý tình huống của một số bộ phận công an xã là do không được đào tạo căn bản.
Nếu mạng sống của một con người nếu chỉ ngang hàng với sinh mạng của một con chó như hôm nay thì đã đến lúc đặt câu hỏi nghiêm túc rằng chúng ta đang sống ở thời nào?
Đọc con số thống kê "toàn quốc vẫn còn 1.915 Trưởng công an xã và dự bị, dự nguồn vẫn chưa được đào tạo chuẩn hóa, hơn 2 vạn công an xã chưa được huấn luyện" bạn có suy nghĩ gì không?
(1) http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Truong-CA-ke-lai-canh-hang-nghin-nguoi-vay-...
(2) http://www.phapluatvn.vn/phapluat/201210/May-anh-cong-an-xa-lam-bay-thuo...
------
http://rfavietnam.com/node/1644

4 comments:

  1. hehe muốn lực lượng công an xã co chuyên môn nghiệp vụ cao thì đỏi hỏi họ phải đào tạo bài bản thì chi phí sẽ là rất cao. Lực lượng công an xã mỏng nên muốn manh hơn thì phải tăng số lượng cũng dẫn tới chi phí tăng theo. Người ta mà có trình độ thì đãi ngộ cũng phải tăng theo... Chà tính ra thì có cha lại hú lên không được không dược tiền đâu mà nuôi bây giờ... Mà cái chuyện trộm chó nó lại liên quan đến năng lực công an xa rồi lại đổ sang tổ chức lương lương này có sự sắp xếp dẫn đến chuyeenmoon không cao. Chà cái anh tác giả dẫn dắt tài thật.

    ReplyDelete
  2. ở nước ta hiện nay tình trạng ăn trộm chó xảy ra thường xuyên ở các vùng quê vì nó dễ ăn trộm và tài sản cũng không cao nên nếu bị xử lý về mặt pháp luật thì cũng không đáng kể. Cũng vì lý do ấy mà bà con nông dân rất ghét những hành vi này nên nếu bắt được những tên trộm chó thì họ có thể đánh cho chán tay mặc dù có sự can thiệp của lực lượng an ninh địa phương, nhiều tên trộm chó đã phải đổi mạng của mình. Hành động của người dân là vô cùng tàn bạo và trái lại với truyền thống nhân đạo của nước ta do vậy nên bỏ nó bỏ hành vi xử tử cũng đang giảm dần ở các nước khác dẫu họ có phạm tội đặc biệt nghiêm trọng huống chi đây chỉ là một con chó

    ReplyDelete
  3. tình trạng trộm chó diễn ra rất nhiều trên đất nước ta, chủ yếu là ở nông thôn. trộm chó là nghề có nguồn lợi không hề nhỏ, mỗi đêm chúng chỉ cần ăn trộm một hai con thì thu nhập của chúng có thể lên tới hàng chục triệu đồng rồi. việc người dân nuôi chó lớn là bị mất, có thôn có xã bị mất hết không còn con nào, lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người dân phẫn nộ vô cùng, và khi phát hiện ra chúng ăn cắp thì người dân đánh tập thể thì không chết cũng tàn phế. công an xã cần được tập huấn và luyện tập thêm về kinh nghiệm để có thể giải quyết các trường hợp trộm chó một cách hợp lí. tránh để nạn mất chó làm cho người dân quá phẫn nộ mà gây ra hậu quả đáng tiếc. mong rằng qua những vụ việc này những tên trộm chó có ý thức và bỏ nghề này đi.

    ReplyDelete
  4. japan tengsu đánh giá chi tiết công dụng, dùng có tốt không, giá bao nhiêu và nên mua ở đâu của thuốc cường dương Japan Tengsu

    ReplyDelete