Một thế hệ chuột bạch

Viết tặng những bạn sinh năm 1979 như tôi
Năm tôi sinh ra đời, 1979, cuộc chiến tranh biên giới miền Bắc nổ ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, một cuộc chiến mà thế hệ chúng tôi hầu như không biết đến bởi rất khó có thể tìm đọc thông tin trong giáo trình lịch sử được giảng dạy.
Dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, có thể nói lứa học sinh sinh năm 1979 là những học sinh trải qua đầy đủ các bước cải cách giáo dục ở cả ba cấp học: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Tôi còn nhớ rất rõ, năm tôi thi tốt nghiệp cấp 2 (THCS) là năm đầu tiên Bộ Giáo dục Đào tạo áp dụng việc thi 6 môn, đến kỳ thi tốt nghiệp trung học (THPT) cũng là lần đầu tiên Bộ đưa môn tiếng Anh vào chương trình thi bắt buộc, và điểm liệt cho mỗi môn học là 2 điểm. Quy định này có nghĩa là dù bạn cộng tất cả 6 môn thi tốt nghiệp lại, bạn đủ 30 điểm để đậu nhưng nếu trong 6 môn thi mà có một môn điểm 2, thì bạn vẫn rớt như thường. Tỉ lệ đậu tốt nghiệp PTTH năm tôi ra trường rất thấp, đến độ người ta phải tổ chức lại kỳ thi tốt nghiệp lần 2 cho những thí sinh bị rớt, và đương nhiên là nhiều bạn bị lỡ kỳ thi đại học năm này.
Đây là năm đầu tiên và duy nhất áp dụng quy chế thi như trên.
“Chúng ta là những con chuột bạch của Bộ Giáo dục” – tôi thường nói đùa với bạn bè mình như vậy mỗi khi nhắc lại thời học sinh. Nói không phải để đùa, nhưng để chúng tôi nhớ rằng mình đã được trải qua quá trình “được thử nghiệm” thế nào, có người vượt qua được, nhưng cũng có người dang dở ở lại.
Và đương nhiên là như hàng trăm ngàn lần cải cách khác, không có ai phải chịu trách nhiệm cho những ý tưởng, hành động mang tính thử nghiệm trên tương lai của người khác.
Tôi lấy ví dụ ở lĩnh vực giáo dục với thế hệ sinh năm 1979 vì chính cá nhân tôi là người đã đi qua các giai đoạn đó, trên thực tế, những ai đang sống ở Việt Nam đều đang đóng vai chuột bạch trong phòng thí nghiệm cho các chính sách, quy định, nghị định, luật dự thảo… đã và sắp được ban hành.
Đa phần người ta không phải không biết tính thiếu thực tế và bất khả thi của một số chính sách, dự án… nhưng hầu như có rất ít sự phản đối, bởi đa phần chọn cách im lặng coi như là đồng ý.
Thỉnh thoảng tôi tự hỏi: những con chuột bạch trong phòng thí nghiệm nó không thể nói, không thể lựa chọn được, nhưng nếu chúng có suy nghĩ, có tiếng nói liệu chúng có chấp nhận vai trò bị xem là vật thử nghiệm hay không?
Viết đến đây tự nhiên liên tưởng đến việc thu phí bảo trì (sử dụng) đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải quy định. Lần đầu tiên nước Việt áp dụng chính sách thu thuế đường bộ trực tiếp từ nhân dân thông qua tổ dân phố (có tỉ lệ ăn chia).
Đã có nhiều bài phân tích, nhiều ý kiến phản biện về việc thu phí này nhưng cuối cùng nó vẫn được đưa ra thực hiện. Điều khiến tôi đặt câu hỏi là tại sao cùng một loại phí nhưng ở Hà Nội lại thu 150.000đ cho xe máy trên 50 phân khối, trong khi tại Nha Trang (Khánh Hòa) mức thu là 120.000đ. Thời điểm thu cũng không đồng nhất, theo thông tin trên trang Facebook cá nhân của tôi thì tại Thanh Hóa chính quyền đã triển khai thu phí, trong khi tại Khánh Hòa thì đến tháng 8 và Sài Gòn thì hoãn đến năm sau? Phải chăng số phận của những con chuột bạch trong dự án thu phí sử dụng đường bộ tùy thuộc vào quyết định và chính sách của từng địa phương.
Cũng đã có bài phân tích người tiêu dùng Việt Nam hiện nay phải gánh 7.500đ cho một lít xăng trong đó đã bao gồm cả phí giao thông. (Trích lời ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Phó cục trưởng Cục đường bộ: "Thực chất phí xăng dầu hiện tại đang thu chính là phí giao thông. Vì vậy, khi bộ GTVT đã thực hiện việc thu phí bảo trì đường bộ thì phải kiến nghị các cơ quan chức năng bỏ ngay phí xăng dầu".) (1)
Có vô lý quá không?
Xin thưa là có mà vẫn phải chấp nhận.
Tất cả những điều vô lý ấy đang diễn ra trước mắt, ít nhiều là nhờ vào sự im lặng đồng thuận của chính chúng ta bạn ạ.
Tôi đã từng tự hỏi, tại làm sao mà những thế hệ lớn hơn chúng ta lại đứng nhìn để mọi thứ trôi qua như hôm nay. “Tại sao chúng ta biết những việc sai trái, chúng ta thậm chí không đồng ý với nó, chúng ta bực bội, chúng ta cười nhạo các quyết định sai lầm mà chúng ta vẫn để nó xảy ra?”. “Tại sao chúng ta biết nó sai mà không lên tiếng? Để rồi có lúc lại phải biết ơn những người ban hành các quyết định sai lầm vì họ có động thái sửa sai.”.
Và tự mình tôi cũng đã tìm ra câu trả lời lớn nhất đó chính là sự sợ hãi trong sâu thẳm của mỗi người. Sợ mất chỗ ở, mất công ăn việc làm, sợ bị xa lánh, bị coi là thành phần dị biệt trong “xã hội đồng thuận”, sợ cả những thứ không hiện hữu… bởi không thể suy nghĩ được điều gì khác ngoài nỗi sợ hãi mơ hồ bao trùm.
Xã hội hôm nay của chúng ta đang sống là hệ lụy của sự sợ hãi được gieo rắc từ trên cao xuống thấp, từ trung ương đến địa phương, từ thành phố đến nông thôn.. Người ta nhìn nhau đầy sợ hãi mà đôi khi chẳng biết là mình đang sợ cái gì.
Hôm nay, khi trở thành một phụ huynh của hai đứa trẻ, phải đối mặt với nhiều nỗi sợ hãi mà những người lớn đã trải qua, tôi cũng cảm thấy mình sợ hãi như nhiều người khác. Nhưng nỗi sợ hãi lớn nhất bao trùm trong lòng tôi đó là cái viễn cảnh sẽ lại sẽ có nhiều thế hệ chuột bạch khác ra đời. Con cái chúng ta phải cắm cúi nhồi nhét vào đầu một đống kiến thức mà người khác muốn chứ không cần biết điều gì mới là thiết thực và cần thiết. Con cái chúng ta bị cuốn vào vòng quay thành tích ảo, lướt qua mọi cảm xúc của cuộc sống này vì bị định hướng, bị nhồi nhét..
Và đến một lúc nào đó, chúng cũng sẽ quay lại hỏi chúng ta câu hỏi tương tự mà ta đã hỏi những người lớn hơn mình.
Không ai muốn mình có cuộc sống của loài chuột bạch, tôi tin là như vậy.
Vì thế, nếu phải lựa chọn để có tiếng nói của mình, tôi nghĩ rằng, mỗi người sẽ có sự lựa chọn thích hợp và tối ưu nhất với hy vọng nhỏ nhoi là sẽ không có một thế hệ chuột bạch kế tiếp.
Luôn tin và mong như vậy các bạn thân mến của tôi ơi.

1- http://www.nguoiduatin.vn/thu-phi-su-dung-duong-bo-thi-phai-bo-phi-xang-...

http://rfavietnam.com/node/1687

14 comments:

  1. Cái chuyền mà thế hệ học sinh cuối cấp 1979 nó chẳng có ý nghĩa liên quan gì với chiến tranh biên giới cả. Với cả nếu chỉ tiêu nhự vậy phải chăng sẽ chất lượng hơn hay sao. Một quyết định từ trên xuồng nếu sai lầm sẽ ảnh hưởng đến số phận của những người dưới. Đừng có vơ đây là bản chất của Cộng sản nhé. Mọi chế độ đều có những người đứng đầu và những người đứng đấu có khi nào tránh khỏi sai lầm không. Chế độ này về bản chất là nó tiên bộ ntuy nhiên sự thể hiện ra thực tế chưa thực sự hoàn hảo. Đừng đánh đồng bản chất và hiện tượng.

    ReplyDelete
  2. không thể nói một thế hệ sinh năm 1979 là chuột bạch của lịch sử nói chúng và của ngành giáo dục nói riêng được bởi sinh ra ở thời nào thì chúng ta nên tự hào và chấp nhận với thời cuộc lúc đó khi mình đã sinh ra và lớn lên được. Mỗi thời đều có cái hay, cái đẹp của nó và nó chứa đầy những kier niệm với mỗi người mà chúng ta chắc chắn rằng khi được hỏi rằng họ có muốn quay lại thời đó không thì t tôi tin họ sẽ mỉm cười và chấp nhận rất muốn. Do đó không thể gọi là chuột bạch cho thời đại được bởi không ai có thể biết trước được tương lai và không ai có thể xác định hoặc muốn sinh vào thời nào

    ReplyDelete
  3. sao lại có được những cái luận điệu kiểu ấy được nhỉ! thứ nhất, nếu mà cứ có cái tư tưởng cầu toàn, không chịu thử, không chịu áp dụng những cái mới để biết kết quả thế nào thì liệu có tìm được ra những phương pháp tối ưu cho mọi lĩnh vực không? thứ hai, cái thế hệ năm 1979 thực ra chả có gì liên quan tới việc chuột bạch gì ở đây cả, đó là một bước ngoặt của ngành giáo dục và những cải cách ấy đã góp phần nâng cao chất lượng của ngành cũng như nâng cao được trình độ của học sinh! chả có điều gì để nói về những chuyện như thế này hết!

    ReplyDelete
  4. "thế hệ chuột bạch"?lại còn có cái khái niệm này nữa! ai cũng muốn được hưởng thụ thành quả, ai cũng muốn tránh né cái khó khăn, không dám bước tới con đường mới thì làm sao tìm ra được con đường tốt nhất chứ? đúng là suy nghĩ của những bọn thiển cận! chả nói gì tới cái thế hệ năm 1979, đó là một năm cải cách giáo dục và chúng ta phải chấp nhận có những bước tiến như thế chứ! sao các ông không nghĩ là nhờ có thế hệ năm 1979 mà thế hệ bây giờ có thể có được những bước tiến mới? đúng là hết sức thiển cận!

    ReplyDelete
  5. nói chúng tác giả cũng chịu khó tìm hiểu , phải chăng tác giả cũng sinh năm 79 và đang hoạt động tron lĩnh vực chống phá nhà nước mà được nước ngoài tài trợ , tác giả nên nhớ ở việt nam các hoạt động chống đối trên mạng kiểu như thế này đều không có ích lợi gì cả nên các bạn độc giả hãy cẩn thận không các bạn sẽ mắc vào bẫy của bọn kẻ xấu

    ReplyDelete
  6. nói thạt thì cũng không liên quan cho lắm, nhưng mà tác giả ý muốn nhấn mạnh đến cuộc chiến tranh thu đông 1979 trong lịch sử của dân tộc ta, trung quốc là 1 nước độc ác chúng có thể giúp chúng ta về măt bề ngoài nhưng chúng hoàn toàn có thể lừa dối chúng ta để đạt được mục đích lâu dài chúng lắm mưu mẹo , và tác giả đã quá khi nói xấu chế độ

    ReplyDelete
  7. từ lâu thì những trang như vậy gần như đã là một rồi, không biết thực tế những người lập ra những trang này có quan hệ với nhau như thế nào nhưng những thông tin mà những trang này đăng tải thì lại rất na ná nhau, mà nực cười ở chỗ là nó toàn là sai giống nhau mà thôi, vậy thì mọi người cũng đã nhận ra được điều gì đó rồi

    ReplyDelete
  8. lúc nào thì cũng có những kẻ như vậy mà thôi, làm sao hết được, tuy nhiên càng ngày thì những lời nói của những người như vậy càng không có giá trị nữa, mục đích của những người này khi tung những tin kiểu này là để dư luận có cái nhìn lệch lạc về môt sự việc trong thực tế, nhưng mọi người nhanh chóng nhận ra thủ đoạn đó rồi thì còn nói năng gì nữa

    ReplyDelete
  9. không phải đến bây giờ việc này mới được đề cập đến, và không cần ai nói thì mọi người cũng dễ dàng nhận ra điều đó, bởi từ lâu thì những người đã từng đọc những bài ở những trang này đã có thể nhận ra một điều rằng, chắc chắn những trang này la có mối liên hệ với nhau, mục đích của chúng là chống đảng ,chống nhà nước ta

    ReplyDelete
  10. Kẻ nào nói một thế hệ sinh năm 1979 là chuột bạch của lịch sử nói chung và của ngành giáo dục là hoàn toàn vô căn cứ. Toàn những điều xuyên tạc bố láo. Có lẽ tác giả không còn trò gì nữa nên mới có ý tưởng ngu ngốc, thiếu suy nghĩ như vậy. Phải nói là ý kiến hết sức chủ quan hơn nữa lại cố tình có ý đi ngược lại những chính sách của nhà nước.

    ReplyDelete
  11. Chẳng có gì liên quan đến nhau cho lắm. Tự nhiên tác giả lại có những ý kiến hết sức điên rồ. Không hiểu sao một kẻ như vậy lại có thể đấu tranh cho dân quyền và tự do. Nực cười. Phải nói rằng tác giả không những học thức kém mà còn có những tư tưởng đối lập, chống phá nhà nước. Hi vọng không gặp phải những tên rận nguy hiểm như thế này nữa.

    ReplyDelete
  12. Chính phủ luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho dân sinh sống, học tập và cống hiến. Những người sinh năm 79 phải chịu thiệt thòi vì cải cách giáo dục năm đó. Nhưng tôi không nghĩ đó là chuột bạch, những thay đổi từ Bộ giáo dục luôn muốn việc học của học sinh sinh viên được tốt. Cũng phải thông cảm vì năm đó là những năm vẫn còn tan dư của chiến tranh, sự thay đổi không khó mắc phải những sơ sót. Chắc năm 1979 có mỗi tác giả bị thiệt thòi, đầu óc không được khai sáng nên bây giờ mới loạn ngôn như thế này. Chứ những người tôi quen biết đều nhận thức rõ ràng, công ăn việc làm ổn định, tương lai sáng lạn lắm

    ReplyDelete
  13. Your article is good, I often visit your blog. Sorry for the inconvenience to let me insert some links to my blog thanks
    lăng thờ đá, ca cuoc online, đá gà campuchia,đá gà online, nha nghi tại ninh binh

    ReplyDelete